u master9x: 2007

Saturday, September 29, 2007

AdSense For Search Đã Hỗ Trợ Tiếng việt

Google AdSense, dịch vụ thuê quảng cáo của hãng Google, đã nổi tiếng từ lâu và lựa chọn hàng đầu của các nhà doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu cũng như các nhà xuất bản muốn tìm nguồn tài chính hỗ trợ cho website của mình. Với những người làm blog tại Blogger, bạn có thể kiếm một số tiền nhỏ bằng cách cho hiển thị quảng cáo của Google Adsense. Nhưng cái khó nhất hiện thời: Ngôn ngữ chính mà bạn sử dụng cho blog của mình không phải tiếng Việt. Tuy nhiên bạn có thể xem hướng dẫn này để biết cách đăng ký. Thông tin mới nhất mà tôi có được: Google AdSense đã chấp nhận các trang ngôn ngữ chính là tiếng Việt sử dụng Adsense for search (dịch vụ hiển thị hộp tìm kiếm, quảng cáo sẽ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và được trả khi người dùng click trên quảng cáo) để kiếm thu nhập. Dưới đây là lượt dịch một vài ý nổi bậc trong nội dung thông báo này.

Tiếp theo sau thông báo về tiếng Indonesia vào tháng 7, chúng tôi vui mừng cho bạn biết Adsense for search bây giờ có mặt trên một ngôn ngữ Đông Nam Á khác: Tiếng Việt. Ngay lúc này, các nhà xuất bản Việt Nam có thể mời chào người dùng khả năng tìm kiếm của Google trong khi kiếm thu nhập từ quảng cáo sinh ra trên các trang kết quả tìm kiếm.

Như trước đây đã làm, chúng tôi muốn thông báo phát hành này bằng cách cung cấp cho bạn vài thông tin thú vị về việt Nam.

* Việt Nam có hình như chữ "S" hẹp. Từ Bắc tới Nam của Việt Nam là 1,650 km (1,031 dặm), quốc gia có chiều ngang hẹp bằng 50 km (31 dặm).

* Tiếng Việt là ngôn ngữ được nói thứ 7 tại Mỹ và thứ 6 tại Úc. Theo Ethologue, số lượng đáng kể người tại Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan và Anh Quốc cũng nói tiếng Việt.

* Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê và gạo lớn thứ hai thế giới.

Bạn có thể xem nguyên văn tiếng Anh tại đây.

Đây là danh sách ngôn ngữ hiện thời được hỗ trợ.


Hình. Ví dụ về một Adsense for search

xDSL công nghệ mới !

Kết nối quay số dial-up đã trở nên quá chậm chạp, với tốc độ lý thuyết là 56 kps nhưng thực tế thì thấp hơn rất nhiều. Hiện nay, với công nghệ ADSL, các quán Net mọc lên như nấm phục vụ cho các nhu cầu tìm kiếm thông tin... đặc biệt là các nhu cầu giao tiếp và giải trí của giới trẻ.

Không những thế, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đưa ra các gói dịch vu ADSL giá rẻ phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của người dân. Vậy, ADSL là gì? ADSL có phải là một nhánh trong công nghệ xDSL?
Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại vào năm 1875, từ đó điện thoại đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của con người. Sự phát triển không ngừng của mạng điện thoại đã thúc đẩy các nhà phát triển viễn thông tham vọng là làm sao cho đường dây điện thoại không chỉ dùng để truyền tín hiệu thoại mà còn có thể được dùng để truyền nhiều dịch vụ khác nữa, để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của con người như TV, hội nghị truyền hình, truy cập Internet …..

Trước đây, đường dây điện thoại chỉ có thể truyền 1 kênh thoại băng tần 3,4 kHz. Nhờ áp dụng các công nghệ xử lý số, bù suy hao, giảm nhiễu… mà công nghệ xDSL có thể truyền 100 kênh thoại số hay 1 kênh video chất lượng cao trên 1 đường dây điện thoại. DSL (digital subscriber line ) là một công nghệ sử dụng các phương pháp điều biến phức tạp, chuyển các dữ liệu thành các gói để truyền tải trên dây điện thoại.
Image


Modem số DSL theo một cách khác sẽ truyền tải dữ liệu giữa hai điểm đầu cuối của đường cáp đồng. Tín hiệu sẽ không đi qua hệ thống chuyển mạch điện thoại, và do đó không gây nhiễu đến tín hiệu thoại. Trên thực tế, băng tần thoại trên cáp đồng chỉ là 0 - 4 kHz, trong khi công nghệ DSL thường dùng tần số trên 100 kHz.

Ưu điểm lớn của công nghệ xDSL khi ra đời chính là khả năng truyền tải được nhiều ứng dụng khác nhau mà trước đây chưa thực hiện được, đồng thời lại tận dụng được mạng điện thoại sẵn có và rộng khắp. Một công nghệ mới ra đời được coi là hiệu quả khi tận dụng được các tài nguyên, và cơ sở hạ tầng sẵn có.

xDSL được phân loại như sau:

ISDN - Integrated Services Digital Network (Mạng số tích hợp đa dịch vụ)

ISDN được coi sự mở đầu của xDSL. ISDN ra đời vào năm 1976 với tham vọng thống nhất cho truyền dữ liệu và thoại. Trong ISDN, tốc độ giao tiếp cơ sở (BRI-Basic Rate Interface) cung cấp 2 kênh 64kbps (kênh B) dành cho thoại hoặc dữ liệu và một kênh 16kbps (kênh D) dành cho các thông tin báo hiệu điều khiển. Nhược điểm của công nghệ là chỉ truyền dịch vụ thoại và chuyển mạch gói tốc độ thấp. Nó không thích hợp cho chuyển mạch gói tốc độ cao và thời gian chiếm giữ lâu dài. Chính điều này là đặc điểm của mạng Internet hiện nay. Do đó, ISDN không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, với những người sử dụng ISDN tại Mỹ (quê hương của ISDN) thì cũng khó quên được các lợi ích mà ISDN đem lại khi ma ISDN là công nghệ mở đầu cho tất cả các loại dịch vụ tích hợp. IDSL - ISDN digital subscriber line – là một công nghệ xDSL dựa trên nền tảng là ISDN, được đảm bảo tốc độ 144Kbps trên cả kênh B và D.


HDSL - high-bit-rate digital subscriber line

HDSL ra đời trong phòng thí nghiệm vào năm 1986. Thực chất các thiết bị thu phát HSDL là sự kế thừa của ISDN nhưng ở mức độ phức tạp hơn. HDSL ra đời dựa trên chuẩn T1/E1 của Mỹ/châu Âu. HDSL1 cho phép truyền 1,544Mbps hoặc 2,048Mbps trên 2 hay 3 đôi dây. HDSL2 ra đời sau đó cho phép dùng 1 đôi dây để truyền 1,544Mbps đối xứng. HDSL2 ra đời mang nhiều ý tưởng của ADSL. Ưu thể của HDSL là loại công nghệ không cần các trạm lặp, tức là có độ suy hao thấp hơn các loại khác trên đường truyền. Do vậy HDSL có thể truyền xa hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng tín hiệu. HDSL được ưa dùng do có các đặc tính chuẩn đoán nhiễu (đo SNR) và ít gây nhiễu xuyên âm. HDSL được dùng bởi các nhà khai thác nội hạt (các công ty điện thoại) hay cung cấp các đường tốc độ cao giữa nhiều tòa nhà hay các khu công sở với nhau

VDSL - very-high-bit-rate digital subscriber line

VDSL là một công nghệ xDSL cung cấp đường truyền đối xứng trên một đôi dây đồng. Dòng bit tải xuống của VDSL là cao nhất trong tất cả các công nghệ của xDSL, đạt tới 52Mbps, dòng tải lên có thể đạt 2.3 Mbps. VDSL thường chỉ hoạt động tốt trong các mạng mạch vòng ngắn. VDSL dùng cáp quang để truyền dẫn là chủ yếu, và chỉ dùng cáp đồng ở phía đầu cuối.

ADSL - Asymmetrical DSL

ADSL chính là một nhánh của công nghệ xDSL. ADSL cung cấp một băng thông không đối xứng trên một đôi dây. Thuật ngữ không đối xứng ở đây để chỉ sự không cân bằng trong dòng dữ liệu tải xuống (download) và tải lên (upload). Dòng dữ liệu tải xuống có băng thông lớn hơn băng thông dòng dữ liệu tải lên. ADSL ra đời vào năm 1989 trong phòng thí nghiệm. ADSL1 cung cấp 1,5 Mbps cho đường dữ liệu tải xuống và 16 kbps cho đường đường dữ tải lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-1. ADSL2 có thể cung cấp băng thông tới 3 Mbps cho đường xuống và 16 kbps cho đường lên, hỗ trợ 2 dòng MPEG-1. ADSL 3 có thể cung cấp 6 Mbps cho đường xuống và ít nhất 64 kbps cho đường lên, hỗ trợ chuẩn MPEG-2. Dịch vụ ADSL mà chúng ta hay sử dụng hiện nay theo lý thuyết có thể cung cấp cung cấp 8 Mbps cho đường xuống và 2 Mbps cho đường lên, tuy nhiên vì nhiều lý do từ phía các ISP nên chất lượng dịch vụ sử dụng ADSL tại các đầu cuối của chúng ta thường không đạt được như sự quảng cáo ban đầu.

RADSL (rate-adaptive digital subscriber line)

RADSL là một phiên bản của ADSL mà ở đó các modem có thể kiểm tra đường truyền khi khởi động và đáp ứng lúc hoạt động theo tốc độ nhanh nhất mà đường truyền có thể cung cấp. RADSL còn được gọi là ADSL có tốc độ biến đổi.

2 Cách tạo portable

Sử dụng WinRar:
Trước tiên chọn tất cả file vào folder của trình cần làm Portable, clik phải chọn "Add to Archive..." (nếu không thấy bạn chạy WinRar bấm Ctrl + S, trường Integration chọn Integrate WInRar into Shell").Trong thẻ General chọn Creat SFX Archive,Compression Method : Best.
Qua thẻ Advanced => SFX Options.Gõ đường dẫn cần giải nén vào ô "Path to extract" và file thực thi vào ô "Run After Extraction" (sau khi giải nén WinRar sẽ kích hoạt file này).
Để tạo icon trên desktop vả Program vào thẻ Advanced => Add shortcut.
Để tạo phần giới thiệu cho trình portable vào thẻ "Text and icon" gõ tiêu đề vào ô"Title of SFX window". Trong mục "text to display in SFX window", ở đây bạn có thể ghi phần chú thích phần mềm hoặc lời hướng dẫn khác. Ngoài ra WinRar hỗ trợ thêm mã HTM. Bạn có thể tạo mã HTML bằng trình FrontPage của Microsoft, cách thiết kế không khác gì PowerPoint, có thể tùy chỉnh màu, phông nền, chữ chạy (marquee)..., sau khi thiết kế trong mục Design, bạn chuyển qua mục Code để lấy mã HTML, Copy đoạn mã trên vào ô "text to display in SFX window" là được.Bên cạnh đó, bạn chọn icon và logo ở 2 phần bên dưới.Cuối cùng bấm 2 lần Ok là xong.
WinRar sẽ tạo 1 file EXE, bạn chỉ cần bấm đôi vào để cài đặt mà không cần cài WinRar (vì file SFX đã tích hợp sẵn trình giải nén bên trong)

Sử dụng Inno Setup
Inno Setup (www.jrsoftware.com) là trình làm portable chuyên nghiệp với các đặc điểm :
+ Tỉ lệ nén rất cao (cao hơn WinRar)
+ Hiệu quả và dễ sử dụng

Cách sử dụng :
Dưới đây là đoạn mã đơn giản nhất :

Trích dẫn:
[Setup]
AppName=My Program
(tên chương trình)
AppVerName=My Program version 1.5
(phiên bản)
DefaultDirName={pf}\My Program
(giải nén vào Program Files\tên chương trình)
DefaultGroupName=My Program (tên chương trình trong Start => Program)
UninstallDisplayIcon={app}\MyProg.exe
(đường dẫn Icon của trình Uninstall)
Compression=lzma
(công nghệ nén cao nhất được phát triển bởi 7Zip)
SolidCompression=yes
(chế độ nén Solid)
SourceDir=
(đường dẫn thư mục chứa file nguồn)

[Files]
(file nguồn)
Source: "MyProg.exe"; DestDir: "{app}"
(thư mục đến)
Source: "MyProg.chm"; DestDir: "{app}"
Source: "Readme.txt"; DestDir: "{app}"; Flags: isreadme

[Icons]
Name: "{group}\My Program"; Filename: "{app}\MyProg.exe"
Bấm F9 để Inno Setup bắt đầu tạo file cài đặt.

+ Ngoài ra để dễ dàng hơn bạn cài các trình bổ sung như
ISTool (với giao diện người dùng, chỉ cần thiết kết là sinh mã) và ISSI (cung cấp các đoạn mã cao cấp...) (bạn có thể tải tại www.jrsoftware.com)

Bên cạnh đó với các đoạn mã nâng cao, bạn có thể chèn vào hình ảnh của riêng bạn hoặc thậm chí là âm thanh (WAV) để tăng phần sinh động với phong cách riêng

Căn bản về TCP/IP

TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) là một bộ protocols (giao thức) được thiết kế để đạt hai mục tiêu chính:

Cho phép truyền thông qua các đuờng dây của mạng rộng (Wide Area Network - WAN).
Cho phép truyền thông giữa các môi trường đa dạng.
Do đó hiểu được cái gốc của các protocols nầy giúp ta hiểu đuộc sự quan trọng của chúng trong các mạng ngày nay. Lịch sử của TCP/IP

Vào cuối thập niên 1960, cơ quan Advanced Research Projects Agency (DARPA) của bộ Quốc Phòng Mỹ thực hiện nhiều loạt thí nghiệm để gởi các kiện hàng dữ kiện đi lại mọi hướng (packet-switching) trên mạng. Hai mục tiêu chính của công tác nầy là:
Triển khai một mạng để giúp các trung tâm nghiên cứu chia sẽ các thông tin.
Triển khai một mạng để nối chặt chẽ các địa điểm quốc phòng trong trường hợp Mỹ bị tấn công bằng vũ khí nguyên tử.
Kết quả là bộ TCP/IP. Sau nầy Internet Society (Hội Internet) dùng một nhóm tư vấn mang tên The Internet Architecture Board (IAB) (Ban Kiến trúc Internet) để trông coi việc làm cho TCP/IP càng ngày càng hay hơn. Mỗi khi ai có sáng kiến kỹ thuật gì muốn đề nghị với Ban thì người ta xin Ban đăng lên và thông báo cho những ai quan tâm có ý kiến. Bản thông báo ấy được gọi là Request for Comments (RFC) (Yêu cầu cho biết ý kiến). Nếu đa số các guru về TCP/IP thấy hay thì có thể lần lần đề nghị ấy đuợc cho vào TCP/IP.
Những TCP/IP protocols và các công cụ

Như ta biết, truyền thông giữa hàng triệu computers trên Internet xãy ra được nhờ có TCP/IP protocol, một cách giao thức trên mạng rất thông dụng trong vòng các computers chạy Unix trước đây. Vì nó rất tiện dụng nên Microsoft đã dùng TCP/IP làm giao thức chính cho mạng Windows2000. TCP/IP là tập hợp của nhiều protocols, mà trong số đó có các Protocols chánh sau đây:
TCP (Transmission Control Protocol): Chuyên việc nối các hosts lại và bảo đảm việc giao hàng (messages) vì nó vừa dùng sự xác nhận hàng đến (Acknowledgement ) giống như thư bảo đảm, vừa kiểm xem kiện hàng có bị hư hại không bằng cách dùng CRC (Cyclic Redundant Check) , giống như có đóng khằng chỗ mở kiện hàng.
IP (Internet Protocol): Lo về địa chỉ và chuyển hàng đi đúng hướng, đến nơi, đến chốn.
SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): Chuyên việc giao Email.
FTP (File Transfer Protocol): Chuyên việc gởi File (upload/download) giữa các hosts.
SNMP (Simple Network Management Protocol): Dùng cho các programs quản lý mạng để user có thể quản lý mạng từ xa.
UDP (User Datagram Protocol): Chuyên giao các bọc nhỏ (packets) của một kiện hàng. Nó nhanh hơn TCP ví không có sự kiểm tra hay sửa lỗi. Ngược lại, nó không bảo đảm việc giao hàng.
Là Network Administrator ta nên làm quen với các công cụ chuẩn để làm việc với TCP/IP như:
File Transfer Protocol (FTP): Ðể thử upload/download files giữa các hosts.
Telnet: Cho ta Terminal Emulation (giả làm một Terminal) để nói chuyện với một Host chạy program Telnet Server.
Packet Internet Groper (Ping): Dùng để thử TCP/IP configurations và connections.
IPCONFIG: Ðể kiểm TCP/IP configuration của local host.
NSLOOKUP: Dùng line command để đọc các records trong DNS (Domain Name System) database.
TRACERT: Ðể display các khúc đường (route) dùng giữa hai hosts.
Ðịa chỉ TCP

Mỗi computer trên LAN/Internet phải có một địa chỉ TCP độc đáo (unique). Một địa chỉ TCP gồm có 32 bits, chia làm 4 nhóm gọi là Octet (có 8 bits, tức là 1 Byte dữ kiện) và đuợc viết dưới dạng:
11000000 . 01101010 . 00000011 . 11001000
Mặc dầu trên đây là các con số mà computers thấy, nhưng đó không phải là các con số mà con người suy nghĩ. Do đó người ta thường viết nó dưới dạng gọi là dotted decimal (số thập phân với dấu chấm) như sau:
192.100.3.200.
Vì địa chỉ TCP như thế rất khó nhớ nên người ta quy ước dùng các tên dễ nhớ hơn như www.yahoo.com, www.vps.org, .v.v.. rồi nhờ những chỗ đặc biệt trên mạng, gọi là Domain Name Server (DNS) đổi các user friendly names nầy ra các địa chỉ TCP để làm việc.
Ðể việc trao đổi các messages giữa các hosts trên mạng có hiệu năng, người ta thường gom các Hosts lại thành từng nhóm, gọi là Network. Mỗi Network được cho một NetworkID. Do đó mỗi địa chỉ TCP được chia ra làm hai phần:
Network ID (hay Network Address): Dùng để chuyển các messages đến đúng Network (còn gọi là Subnet hay Segment.
Host ID (hay Host Address):
Thí dụ như ba địa chỉ TCP 192.168.104.1, 192.168.104.4, 192.168.104.7 có cùng Network ID 192.168.104.
Một Subnet của các computers giống như một con đường của những căn nhà, mỗi căn nhà có một con số để phân biệt nhưng địa chỉ của tất cả các căn nhà đều có chung tên đường, ngoại ô, thành phố .v.v. .

Con số bits , đếm từ trái qua phải, của địa chỉ TCP để dùng cho Network ID được gọi là Subnet Mask. Ta có thể dùng 8, 16, 24, 25 bits .v.v.. tùy ý, nhưng phải nói cho system biết ta dùng bao nhiêu bits để nó có thể tính ra phần nào trong 32 bits là của NetworkID, phần nào là của HostID.

Các địa chỉ TCP được chỉ định cho mỗi Host không thay đổi nầy được gọi là Static Address. Khi ta dial-up Internet để connect qua ISP (Internet Service Provider), computer của ta thường được ISP phát cho một địa chỉ TCP để dùng tạm trong thời gian máy ta connect trong lúc ấy. Lần tới, ta dial-up Internet sẽ đuợc ISP cấp cho một địa chỉ TCP khác, một trong những địa chỉ TCP mà ISP đã đuợc cơ quan đăng ký địa chỉ TCP của thế giới cung cấp.

Như thế, mỗi lần ta dùng Internet thì computer của chúng ta là một host trong mạng Internet TCP/IP của toàn thế giới. Computer ta có thể truyền thông với các hosts khác và ngược lại, người ta cũng có thể thấy và tò mò dòm ngó những gì trong computer chúng ta trong khả năng của TCP/IP. Tức là, hể mở cửa làm ăn thì coi chừng ngoại lai lén vào.

Khi tất cả các computer trên mạng dùng cho Internet được giới hạn trong vòng một cơ quan, tổ chức hay tập đoàn thì ta gọi nó là Intranet. Thường thường các computers trong Intranet nằm trên cùng một Local Area Network (LAN), các message được gởi đi lại với vận tốc cao (10Mbits/sec - 100Mbits/sec). Ngay cả khi một công ty có hai, ba địa điểm cách nhau, các đuờng dây viễn thông liên kết cũng có vận tốc tối thiểu là 128Kbits/sec.
Ðã gọi là Intranet thì ta muốn dịch vụ Internet chỉ dành cho nội bộ và người ngoài kkông thể nào tò mò thấy được.
Gateway, Router và Firewall

Nếu ta không có ý định nối Network của mình với Internet bên ngoài hay Network TCP/IP nào khác thì không có gì phải lo và ở trong vòng Network riêng tư của ta, ta có thể cấp các địa chỉ TCP thoải mái.

Như đã nói ở trên, địa chỉ TCP của tất cả mọi hosts trong một Network đầu có cùng một NetworkID. Bên trong một Network, messages được gởi đi giữa các hosts rất nhanh. Nếu muốn gởi messages từ một Network nầy qua một Network khác thì phải qua một host có vị trí đặc biệt trong cùng Network gọi là Gateway (cổng liên hệ bên ngoài). Tỷ như một lá thư từ Ðồng Tháp muốn đi ngoại quốc thì phải qua Gateway ở Thành phố HCM. Tương tợ như vậy, ở Network bên kia cũng có một Gateway để đón nhận message từ Gateway bên nầy.

Ðể chuyển messages giữa hai Networks ta cần phải có một dụng cụ đặc biệt, hardware hay software (một hộp hay một program), gọi là Router (phát âm là rau-tơ trong tiếng Việt).

Router là dụng cụ giúp cho hai Networks truyền thông nhau. Nó giống như một thông dịch viên vậy, có thể nói chuyện với cả hai bên. Ðối với mỗi Network, Router hoạt động như thể nó là một host trong Network ấy. Hình dưới đây minh họa cách dùng Gateways và Router để nối hai Networks lại với nhau:


Trong hình trên, nếu cả hai Gateways thật ra là hai Network cards nằm trên cùng một computers chạy MSWindows2000 Server, ta có thể dùng software để làm nhiệm vụ của Router. Như thế ta khỏi phải mua một hộp Router.

Firewall (bức tường lửa) là từ dùng để nói đến phương tiện ta dùng để kiểm soát chặt chẽ sự đi lại của các messages. Ta dùng Firewall để ngăn ngừa kẻ lạ xâm phạm vào khu vực mạng TCP/IP của cơ quan ta. Như ta đã thấy, Router có thể đảm nhiệm công tác ấy. Vấn đề là nếu ta gắt gao quá thì sự đi lại rất giới hạn và không tiện lợi cho công việc làm ăn. Ngược lại, nếu ta dễ dãi quá thì không còn an toàn gì cả.
Phân chia giai cấp A,B,C

Như đã giải thích ở trên, Subnet Mask cho biết bao nhiêu bits đầu của địa chỉ TCP được dùng làm NetworkID, còn các bits còn lại là HostID. Ðể biểu diễn một Subnet Mask dùng 24 bits cho một NetworkID, ta có thể viết 135.100.3.200/24. Ða số các NetworkID ta thường gặp dùng 24 bit Subnet Mask. Nhưng thật ra, người ta phân chia giai cấp các địa chỉ TCP ra làm các Classes A, B và C.

Các địa chỉ của Class A dùng Octet thứ nhất. Có điều người ta không dùng bit thứ nhất, nó luôn luôn bằng 0. Do đó toàn bộ Internet chỉ có 127 Class A Networks. Dù địa chỉ 127 là một địa chỉ Class A, ta không thể dùng nó đuợc vì nó đuợc reserved (dành riêng) để thử Loopback (Loopback Testing) . Mỗi Class A Network có trên 16 triệu (2 lũy thừa 24) hosts. Khỏi phải nói, bây giờ ta không thể xin một Class A Network đuợc nữa, vì các Ðại Sư Huynh đã dành hết rồi. Trong số các công ty lớn ấy có General Electric, IBM, Apple, Xerox, và Ðại học Columbia.

Các Networks thuộc Class B bắt đầu với Octet thứ nhất có values trong range 128 đến 191. Trong Class B ta dùng 2 Octets đầu cho NetwordID. Do đó ta chỉ có 16,384 Class B Networks, mỗi Network có 65,534 (2 lũy thừa 16)hosts. Tất cả các Networks Class B đều đã bị người ta xí hết rồi. Trong số các công ty ấy có Microsoft và Exxon.

Sau cùng là Class C Networks bắt đầu với Octet thứ nhất có values trong range 192 đến 223 và dùng 3 Octets đầu tiên để biểu diễn NetworkID. Như thế ta có khoảng 2 triệu Class C Networks, nhưng mỗi Network chỉ có thể support 254 hosts (HostID=1 cho đến 254), HostID=255 đuợc reserved cho Loopback testing, HostID=0 thì bất hợp lệ. Tin mừng cho chúng ta là mình còn xin một Class C network được. Các loại Servers

Có ba thứ dịch vụ ta thường dùng nhất trên Internet. Ðó là Surfing the Web ( chu du ta bà thế giới từ trang Web nầy đến trang Web khác), Email và download File bằng cách dùng FTP (File Transfer Protocol).
Cho mỗi thứ dịch vụ ta dùng ở đầu kia phải có một Server (một program phục vụ) - do đó tùy theo ta đang connect với chỗ nào ở thới điểm ấy, tại chỗ cung cấp dịch vụ phải có Web server, Mail Server hay FTP Server để đáp ứng request (thỉnh cầu) của bạn.
Bạn hỏi nếu một Computer trên Internet chạy cả 3 loại Servers nói trên thì làm sao phân biệt message nào là cho Server nào khi chúng đến cùng một địa chỉ TCP. Xin trả lời là ngoài địa chỉ TCP ra, mỗi computer còn có nhiều Ports, để khi ta nối với Server trên một computer ta còn cho biết Port number. Thí dụ cho Web (WWW) thì dùng Port 80, cho FTP thì dùng Port 21 , .v.v.. Cách dùng các Port numbers giống giống như dùng tên của các cá nhân sống trong cùng một căn nhà khi gởi thư cho họ. Ngoài địa chỉ của căn nhà ta còn nói rõ là thư ấy cho cha, mẹ hay người con nào.
Hơn nữa, mỗi loại message còn dùng một protocol khác nhau, nên ta có thể Surf the Net, gời/nhận Email và download/upload files cùng một lúc trên một đường dây điện thoại mà không sợ lẫn lộn. Bạn có thể tưởng tượng TCP/IP như cái protocol căn bản của Internet, rồi nằm lên phía trên là những protocols khác. Cũng giống như trong mạng bưu chính, xe hàng là căn bản của việc chuyên chở, nhưng kích thước các kiện hàng theo chuẩn lớn, nhỏ giúp người ta phân biệt các loại hàng hóa khác nhau.

Quá trình phát triển công nghệ Web - Ajax là gì ???

Trước khi tìm hiểu về Ajax, chúng ta cùng xem xét quá trình phát triển các công nghệ Web, nguyên nhân và hoàn cảnh xuất hiện công nghệ Ajax. Quá trình phát triển các công nghệ trong ứng dụng Web
Ban đầu, các trang Web là tĩnh; người dùng gửi yêu cầu một tài nguyên nào đó, và server sẽ trả về tài nguyên đó. Các trang Web không có gì hơn là một văn bản được định dạng và phân tán. Đối với các trình duyệt, thì các trang Web tĩnh không phải là các vấn đề khó khăn, và trang Web lúc đầu chỉ để thông tin về các sự kiện, địa chỉ, hay lịch làm việc qua Internet mà thôi, chưa có sự tương tác qua các trang Web. Năm 1990, Tim Berners-Lee, tại CERN, đã sáng chế ra HTML (Hyper Text Markup Language), ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML rất đơn giản và dễ dùng, và nó trở thành một ngôn ngữ rất phổ biến và cơ bản
Tuy nhiên, không lâu sau đó, nhu cầu về các trang Web động, có sự tương tác ngày một tăng, chính vì thế sự ra đời các công nghệ Web động là một điều tất yếu. Sau đây là một số công nghệ Web động cơ bản:
1. CGI
Giải pháp đầu tiên để làm các trang Web động là Common Gateway Interface (CGI). CGI cho phép tạo các chương trình chạy khi người dùng gửi các yêu cầu. Giả sử khi cần hiển thị các các mục để bán trên Web site – với một CGI script ta có thể truy nhập cơ sở dữ liệu sản phẩm và hiển thị kết quả. Sử dụng các form HTML đơn giản và các CGI script, có thể tạo các “cửa hàng” ảo cho phép bán sản phẩm cho khách hàng qua một trình duyệt. CGI script có thể được viết bằng một số ngôn ngữ từ Perl cho đến Visual Basic.
Tuy nhiên, CGI không phải là cách an toàn cho các trang Web động. Với CGI, người khác có thể chạy chương trình trên hệ thống. Vì thế có thể chạy các chương trình không mong muốn gây tổn hại hệ thống. Nhưng dù vậy, cho đến hôm nay thì CGI vẫn còn được sử dụng.
2 Applet
Tháng 5/1995, John Gage của hãng Sun và Andressen (nay thuộc Netscape Communications Corporation) đã công bố một ngôn ngữ lập trình mới có tên Java. Netscape Navigator đã hỗ trợ ngôn ngữ mới này, và một con đường mới cho các trang Web động được mở ra, kỷ nguyên của applet bắt đầu.
Applet cho phép các nhà phát triển viết các ứng dụng nhỏ nhúng vào trang Web. Khi người dùng sử dụng một trình duyệt hỗ trợ Java, họ có thể chạy các applet trong trình duyệt trên nền máy ảo Java Virtual Machine (JVM). Dù rằng applet làm được nhiều điều song nó cũng có một số nhược điểm: thường bị chặn bởi việc đọc và ghi các file hệ thống, không thể tải các thư viện, hoặc đôi khi không thể thực thi trên phía client. Bù lại những hạn chế trên, applet được chạy trên một mô hình bảo mật kiểu sandbox bảo vệ người dùng khỏi các đoạn mã nguy hiểm.
Có những lúc applet được sử dụng rất nhiều, nhưng nó cũng có những vấn đề nảy sinh: đó là sự phụ thuộc vào máy ảo Java JVM, các applet chỉ thực thi khi có môi trường thích hợp được cài đặt phía client, hơn nữa tốc độ của các applet là tương đối chậm vì thế applet không phải là giải pháp tối ưu cho Web động.
3. JavaScript
Cùng thời gian này, Netscape đã tạo ra một ngôn ngữ kịch bản gọi là JavaScript. JavaScript được thiết kế để việc phát triển dễ dàng hơn cho các nhà thiết kế Web và các lập trình viên không thành thạo Java. (Microsoft cũng có một ngôn ngữ kịch bản gọi là VBScript). JavaScript ngay lập tức trở thành một phương pháp hiệu quả để tạo ra các trang Web động.
Việc người ta coi các trang như là một đối tượng đã làm nảy sinh một khái niệm mới gọi là Document Object Model (DOM). Lúc đầu thì JavaScript và DOM có một sự kết hợp chặt chẽ nhưng sau đó chúng được phân tách. DOM hoàn toàn là cách biểu diễn hướng đối tượng của trang Web và nó có thể được sửa đổi với các ngôn ngữ kịch bản bất kỳ như JavaScript hay VBScript.
Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) đã chuẩn hóa DOM, trong khi European Computer Manufacturers Association (ECMA) phê duyệt JavaScript dưới dạng đặc tả ECMAScript.

4. JSP/Servlet, ASP và PHP
Cùng với Java, Sun đồng thời đưa ra một công nghệ mới gọi là servlet. Các đoạn mã Java sẽ không chạy phía client như với applet; chúng sẽ được chạy trên một ứng dụng phía server. Servlet cũng đồng thời phục vụ các CGI script. Servlet là một bước tiến lớn, nó đưa ra một thư viện hàm API trên Java và một thư viện hoàn chỉnh để thao tác trên giao thức HTTP.
JavaServer Page (JSP) là một công nghệ lập trình Web của Sun, cùng với nó là một công nghệ khác của Microsoft - Active Server Pages (ASP), JSP là công nghệ đòi hỏi một trình chủ hiểu được Java.
Microsoft đã nghiên cứu các nhược điểm của servlet và tạo ra ASP dễ dàng hơn để thiết kế các trang web động. Microsoft thêm các bộ công cụ rất mạnh và sự tích hợp rất hoàn hảo với các Web server. JSP và ASP có những nét tương đương vì chúng đều được thiết kế để phân tách qua trình xử lí khỏi quá trình biểu diễn. Có sự khác biệt về kỹ thuật, song cả hai đều cho phép các nhà thiết kế Web tập trung vào cách bố trí (layout) trong khi các nhà phát triển phần mềm thì tập trung vào các kỹ thuật lập trình logic.
Tất nhiên Microsoft và Sun không độc quyền ở các giải pháp phía server. Còn có các công nghệ khác, trong đó phải kể đến là PHP (Hypertext Preprocessor) cho tới Cold Fusion. Các công nghệ này cung cấp các bộ công cụ rất mạnh cho các nhà phát triển.
5. Flash
Năm 1996, FutureWave đã đưa ra sản phẩm FutureSplash Animator. Sau đó FutureWave thuộc sở hữu của Macromedia, và công ty này đưa ra sản phẩm Flash. Flash cho phép các nhà thiết kế tạo các ứng dụng hoạt họa và linh động. Flash không đòi hỏi các kỹ năng lập trình cao cấp và rất dễ học. Cũng giống như các nhiều giải pháp khác Flash yêu cầu phần mềm phía client. Chẳng hạn như gói Shockwave Player plug-in có thể được tích hợp trong một số hệ điều hành hay trình duyệt.
6. DHTML
Khi Microsoft và Netscape đưa ra các version 4 của các trình duyệt của họ, thì các nhà phát triển Web có một lựa chọn mới: Dynamic HTML (DHTML). DHTML không phải là một chuẩn của W3C; nó giống một bộ công cụ thương mại hơn. Trong thực tế nó là một tập hợp gồm HTML, Cascading Style Sheets (CSS), JavaScript, và DOM. Tập hợp các công nghệ trên cho phép các nhà pháp triển sửa đổi nội dung và cấu trúc của một trang Web một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, DHTML yêu cầu sự hỗ trợ từ các trình duyệt. Mặc dù cả Internet Explorer và Netscape hỗ trợ DHTML, nhưng các thể hiện của chúng là khác nhau, các nhà phát triển cần phải biết được loại trình duyệt nào mà phía client dùng. DHTML thật sự là một bước tiến mới, nhưng nó vẫn cần một sự qui chuẩn để phát triển. Hiện nay DHTML vẫn đang trên con đường phát triển mạnh.
7. XML
Kể từ khi ra đời vào giữa năm 1990, eXtensible Markup Language (XML) của W3C dẫn xuất của SGML đã trở nên rất phổ biến. XML có mặt ở khắp nơi, Microsoft Office 12 cũng sẽ hỗ trợ định dạng file XML.
Ngày nay chúng ta có rất nhiều dạng dẫn xuất của XML cho các ứng dụng Web (tất nhiên là có cả XHTML): XUL của Mozilla; XAMJ, một sản phẩm mã nguồn mở trên nền Java; MXML từ Macromedia; và XAML của Microsoft.

Công nghệ Web thế hệ thứ hai – Web 2.0
Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem".
Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ "Web 2.0" đang trở nên thịnh hành. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng với bản chất và khả năng của nó.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu.
Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), wiki... web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của nó.
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của O’Reilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do O’Reilly Media và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: "DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v...".
Sau đó Tim O’Reilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành O’Reilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:

  1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
  2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
  3. Dữ liệu có vai trò then chốt
  4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
  5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
  6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
  7. Giao diện ứng dụng phong phú
    Thoạt đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng.
Thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng loạt công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web mạnh hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web 2.0.
Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng.
Cung cấp nội dung
Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin). Có nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên XML. Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính năng của website hay cho phép người dùng tương tác.
Dịch vụ web
Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt của kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP. REST (Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ web đều được gọi qua API. Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại lệ.
Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức này cho phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần.
Phần mềm máy chủ
Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn đến phần mềm làm việc ở background. Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn.
Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm hai loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API

Maps Warcraft III Hay Nhất

Hero SurvivalX v.12.w3x
Tải về máy
DotA Allstars 6.48
Tải về máy
DDay : Judgement 19.9b
Tải về máy
X Hero Siege 3.12
Tải về máy
Footmen Frenzy 7.0C Final
Tải về máy

Danh sách này không đầy đủ vì tôi chỉ thấy có những maps này là hay! Mong bạn thông cảm!
Có thể cập nhật thêm bất cứ lúc nào ! Nếu bạn muốn cập nhật cho danh sách này xin mail cho tôi qua địa chỉ : vn.master9x@gmail.com





Friday, September 28, 2007

Những Sites upload dữ liệu tốt nhất


1) www.box.net

2) www.rapidshare.com

3) www.megaupload.com

4) www.filefront.com

5) Www.live-share.com

6) www.mediafire.com

7) www.uploading.com

8) www.badongo.com

9) www.4shared.com

10)www.ultrashare.net

11)www.savefile.com

12) www.filefactory.com

13) www.depositfiles.com

14) www.megashares.com

15) www.mooload.com

16) www.mihd.net

17) www.hyperupload.com

18) www.alphaupload.com

19) www.turboupload.com

20) www.esnips.com

21) www.zshare.net

22) www.zupload.com

23) www.quicksharing.com

24) www.spread-it.com

25) www.pushfile.net

EBOOK Tổng Hợp 2008

Ebook Việt Hóa Phần Mềm 1.0:Giới thiệu 39 phần mềm đã được Việt hóa và hướng dẫn cách việt hóa các phần mềm từ đơn giản đến phức tạp , CHM 10 MB,DOWNLOAD FROM: http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?p=12361#12361

Ebook Portable Softwares 1.0 (+Unattended + All In One), 249 bài trong 8 chủ đề chính: Sơ lược về phần mềm Portable,Download phần mềm Portable,03.Cách làm phần mềm Portable,04.Unattended,VOC,PE Windows,Office,05.Cách làm Unattended,VOC,PE,Download các gói All In One,Cách làm các gói All In One| CHM 24,2 MB,Chứa Link Download, các bài giới thiệu và hướng dẫn cách làm các chương trình Portable, Unattended, All In One và tùy biến, cá nhân hóa chúng, DOWNLOAD NOW: http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?p=12103#12103

Sổ Tay Lập Trình 1.0(PHP&MySQL/C/C#/C++/HTML/JavaScript/AJAX/AutoIT),CHM 6,83 MB, DOWNLOAD NOW:

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=891

Sổ Tay HACKER 1.0, 1177 bài viết, 28 chủ đề, CHM 76MB:

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=826

Sổ Tay Cracker 1.0,212+35 bài viết trong 21 chủ đề: Cracking 4 Newbie,Cracker's Notes,Become A Cracker,CrackerWhoAreYou,Cracking Methods,IDA Tutorials,OllyDBG tutorials,Crack CD Protection,How to Keygen,How To Patch Softs,SmartCheck,Real Serial - Serial Fishing,Moonbaby's Tutorials,Crack softs cua cac sites,Crack Individual Softs,PALM Cracking,Reversing,Unpack - Decompile - Analyze - Protect,Cryptography,Cracking Sites,CHM 56MB+Bổ sung 114MB,DOWNLOAD NOW: http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?p=3891#3891

Sổ Tay Phần Cứng 1.0,288 bài viết trong 19 chủ đề: CPU-Mainboard-RAM,VideoCard-SoundCard-PSU-Case,Thiết bị đầu vào,thiết bị đầu ra,TB lưu trữ,TB mạng,OverClock,Làm mát-Tản nhiệt,Hardware Modding,Máy tính xách tay,Sản xuất và lắp ráp PC,Siêu máy tính,Folding@Home & More,Mobile-handheld,GameConsoles,Ipod-MP3 Player,Web phần cứng,Không phân loại.

Download Here: http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=643

Sổ Tay Internet 4.1 Final, 534 bài viết trong 22 chủ đề: Online ngoài dịch vụ Internet,Lưu trữ và chia sẻ file trực tuyến,Thủ thuật chat-mail,Thủ thuật Download-Upload,Thủ thuật internet,Tìm kiếm thông tin trên internet,Tìm kiếm cr@ck/serial/key-gen,Kiếm tiền trên mạng,Webmaster,Domain/Hosting,Phần mềm-Tiện ích,Cr@cking,Hacking/Security,Dành cho phụ nữ,Phần mềm Việt/Phần mềm Việt hóa,Thủ thuật Windows-Office,Graphix-Media,USB Drive,Linux OS,Ebooks.

Download here: http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=556

Sổ tay Photoshop 2007 - Quà tặng tuyệt vời dành cho người yêu đồ họa
Cuốn sách được thực hiện bởi Dong_ki_sot
Phiên bản mới này gồm có trên 450 bài viết về đồ họa. trong đó hơn 300 bài viết tiếng Việt được phân lọai rõ ràng, mạch lạc, trình bày đẹp mắt.

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=537&sid=c0a098cc3e05951f69908d4b2645b5d3

300 ebook Tiếng Việt, free Download !!!

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=532&sid=c0a098cc3e05951f69908d4b2645b5d3

Toàn bộ Kỹ thuật và kinh nghiệm Việt hóa phần mềm, đơn giản, dễ hiểu ai cũng làm được...

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=555

Toàn bộ kỹ thuật & kinh nghiệm làm ebook Tiếng Việt dạng CHM:

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=604

Portable MS Word 2003 , 32,9 MB , mang đi mọi lúc mợi nơi, tự động cài đặt rất nhanh:

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=687

Các phần mềm dùng làm sổ tay hacker 1.0(cracked+portable) click là chạy k0 cần cài:portable PocketCHMpro,Print Folder,TotalCommander,MegaManager,AMPAD,SnagIt,InternetDownloadManager,FlashGet,WinRAR,FoxItReader,Office XPPE,JobMaster:

http://www.chongthamnhung.com/forum/viewtopic.php?t=800

Thư tình của lập trình viên

Gửi em yêu,

Anh nhận ra em khi đang lướt trên sân ga và thấy rằng em là site duy nhất để anh truy cập đến. Em biết không, từ lâu lắm rồi anh rất cô đơn và đang phân tích lỗi lầm của chính mình. Có thể em sẽ là người gỡ lỗi thực sự cho anh.

Không có em đời anh như một chương trình dang dở, không tạo được mã thực thi và trở nên vô dụng.

Em không chỉ có giao diện đẹp mà còn có tư thế phòng vệ ActiveX thật dễ thương trước đám con trai lố nhố. Nụ cười tươi sáng của em đã làm anh thấy mình thật mạnh mẽ, một sức mạnh tương đương với hàng nghìn vi xử lý gộp lại.

Tối qua, khi em ngước mắt nhìn anh, anh thấy tất cả các module chương trình trong anh chạy êm ru và mang lại kết quả thật khả quan - một cảm giác trước đây anh chưa từng có.

Anh viết thư này chỉ là để thổ lộ một điều rằng chúng ta hãy liên kết lại với nhau. Anh sẽ mang lại cho em mọi thứ cần thiết để sống cuộc đời không có lỗi hay trục trặc gì hết. Em đừng lo về firewall mà bố mẹ dựng lên vì anh hack rất giỏi, anh sẽ phá được password của họ để họ chấp nhận đám cưới của chúng ta.

Anh mong rằng chưa có ai lọt vào cơ sở dữ liệu của em để đoạn mã của anh có thể liên kết được. Nếu không, anh sẽ phá hệ thống của chính mình đến mức không hồi phục được thì thôi.

Hãy hiểu cho lòng anh và dành cho lá thư này một vị trí ưu ái trong inbox nhé em.

Lớp Học Làm Games

Xin thay mặt Team X gửi đến các bạn lời cảm ơn chân thành vì đã chơi thử game của chúng tôi.

Hiện nay chúng tôi đang tổ chức một lớp học làm game trực tuyến hoàn toàn miễn phí cho tất cả các thành viên, các bạn có muốn tự tay mình hoặc cùng bạn bè tạo nên một game như Ngũ kì châu? Hãy đăng kí ngay lớp học trong này :
http://www.hotgamevn.net/forum/forumdisplay.php?f=111

Để bắt đầu việc đăng kí học, bạn hãy đăng kí làm thành viên của Hotgamevn.net, ngay sau khi đăng kí làm thành viên của hotgamevn, các bạn có thể đặt các câu hỏi về make game để chúng tôi dễ dàng giải đáp. Nào, chúng ta hãy bước những bước chân đầu tiên vào lĩnh vực game designer !!!


Hướng dẫn tạo máy chủ lưu trữ Web tại nhà

Hiện nay, Internet đã và đang trở thành xu thế thời đại trong mọi tầng lớp. Cũng từ đó, nhu cầu tự đưa thông tin lên Internet của doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí cá nhân để quảng cáo, giới thiệu, phổ biến kiến thức ngày một lớn hơn. Không giống như các Website tĩnh của 2 năm trước, Website bây giờ đều đòi hỏi truy cập cơ sở dữ liệu lớn, sử dụng công nghệ cao... ít có nhà cung cấp hosting nào có thể đáp ứng được, mà nếu có đi chăng nữa thì một là không đầy đủ tính năng và hai là giá thành thuê cao, vượt khỏi tầm với của những tổ chức nhỏ với mong muốn phục vụ cộng đồng.

Yêu cầu hệ thống Web Server :

1 : Kết nối mạng Internet ( ADSL or Dialup )

2 : Config router

3 : Những công cụ cần thiết ( Apache SQL , PHP )

I : Kiểm Tra Và Congfig Router

Muốn làm 1 websever thì điều trước tiên cần làm là mình phải kiểm tra cái router của mình nó thuộc hiệu nào sau đó Forwarding Port , sau đây Nghèo sẻ nêu ra 1 số loại router và cách Forwarding Portđể cho mấy ban tham khảo thêm

trước khi Port forwarding port , ta cũng nên tìm hiểu Port và forwarding

A : Port :

Các ứng dụng chạy trên giao thức TCP/IP mở các kết nối tới các máy tính khác sử dụng các port. Port cho phép nhiều ứng dụng tồn tại trên máy tính đơn - tất cả giao tiếp với nhau qua giao thức TCP/IP. Các port là một tập hợp các con số , đứng sau địa chỉ IP. Các ứng dụng thường ẩn các port này để giảm tính phức tạp của giao thức TCP/IP. Ví dụ: dịch vụ HTTP tồn tại trên port mặc định là port 80. Để tìm kiếm website, ta gõ vào browser http://www.homenethelp.com:80. Port 80 là port mặc định cho giao thức HTTP vì thế có thể không cần thiết phải gõ vào. Có tất cả 65535 port sẵn có.

B : Port forwarding

Các router hoặc các ứng dụng NAT khác (chẳng hạn như ICS) tạo ra firewall giữa mạng trong của bạn và mạng internet. Một firewall sẽ giữ lại lưu lượng không mong muốn từ mạng internet vào mạng LAN của bạn. Một đường hầm (tunnel) có thể được tạo ra xuyên qua firewall của bạn vì thế các máy tính trong mạng Internet có thể giao tiếp với một trong những máy tính trong mạng LAN của bạn thông qua một port đơn. Điều này rất thuận tiện cho việc chạy Web server, game server, ftp server, thậm chí cả video conferencing. Việc tạo ra tunnel này được gọi là Port Forwarding. Một số máy tính của bạn sẽ chạy web server (port 80) trong khi các máy tính khác có thể chạy ftp server (port 23) trên cùng một địa chỉ IP.

Port forwarding có thể khó cấu hình nhưng nó cung cấp một phương pháp an toàn để chạy máy chủ trong firewall. Tóm lại port forwarding cho phép bạn chạy nhiều loại máy chủ trên các máy tính khác nhau trong mạng LAN.

II : User và pass mặc định Các loại Router

Sở dĩ ở đây đưa ra các loại router và pass mặc định của nó , là vì các bạn sẻ gặp khó khăn trong vấn để user và pass của router

1 : Speed Touch

Bạn mở trình duyệt IE lên và gỏ vào địa chỉ IP của router này là : http://10.0.0.138 ( loại router này thì không cần user và pass , nghèo cũng đang sử dụng loại này )

sau khi kết nối vào router này , bạn hảy nhìn góc bên trái của màn hình có chữ Advanced Click vào chữ này , bạn sẻ thấy hiện ra 1 khung nữa, Click tiếp vào NAPT bây giờ thì Click vào New chọn giao thức cho port mà bạn muốn chuyển tiếp sử dụng thanh Protocol ( theo nghèo thì chọn TCP ) trong hộp thoại Inside Port gỏ vào port mà bạn cần chuyển đến

Trong hộp thoại Insite IPbạn gỏ vào cái địa chỉ IP mà cái máy bạn muốn làm websever ( muốn kiểm tra địa chỉ IP của máy mình các bạn vào star==>run===>cmd gỏ lenh ipconfig

dòng :

IP Address : Là địa chỉ IP của bạn

Default Gateway : Là địa chỉ ip của Router

còn trong hộp thoại outside IP thì bạn nên để mặc đinh cho nó là : 0.0.0.0

Click vào nút Apply ở ngay bên dưới , và bây giờ quan sát thấy cấu hình vừa được tạo ra trong bảng phía trên

2 : SmartAT MX 800

mở trình duyệt IE lên Gõ địa chỉ IP của router này vào http://192.168.1.1 cái router này nó yêu cầu nhập user và pass nè

User : admin

Pass : admin

( đây là pass mặc định của loại user này )

sau khi loginv ào router này bạn sẻ thấy nó lung tung , nhưng không sao cả , nhìn vào màn hình bên tay trái click vào Other Settings 1 khung mới sẻ xuất hiện click chuột vào link NAT Click chuột tiếp vào nút Add để bổ sung rule mới Trong mục rule type bạn chọn Redirect trong hộp thoại Protocol bạn nên chọn là TCP trong mục Local IP gõ vào địa chỉ IP để chuyển tiếp port tới. Đây sẽ là địa chỉ IP của máy tính có phần mềm yêu cầu portforwarding nói nôm na thế này cho dể hiểu là IP của máy bạn mún cài websever đó mà

Trong hộp thoại Global Address From và Global Address To nên gõ vào các số 0. Trong hộp thoại Destination Port From và Destination Port To chọn chọn Any other port Nếu bạn đang chuyển tiếp tới một port đơn, đánh số port đấy vào Destination Port From và Destination Port To. Nếu bạn chuyển tiếp một vùng port, đánh số port nhỏ nhất của vùng vào trường Destination Port From. Sau đó đánh số port lớn nhất của vùng vào Destination Port To. Click vào Submit để kết thúc quá trình cấu hình này.

Trong menu bên trái màn hình click vào link Advanced Function. Trong này sẽ có các menu con, click vào link IP Filter

3. ADE-3000 Router

Mở trình duyệt IE lên gỏ vào địa chỉ IP http://10.0.0.2 , nó sẻ yêu cầu bạn nhập user và pass , mặc định user và pass của router này là :

user : admin

pass : conexant

đăng nhập vào router , các bạn nhìn bên trái của màn hình sẻ thấy chử Virtual Server , click vào nó trong ô Public Port là port mà bạn cần forward ô Private Port cũng như vậy ( có nghĩa là 2 ô này bạn điền port giống nhau ) ô Port Type lựa chọn loại giao thức sử dụng ( ở đây nghèo chọn TCP )

trong ô Host IP Address gỏ vào cái địa chỉ IP máy tính của bạn

sau đó ần vào Add This Setting hoặc là sumit gì gì đó

Edd port xong rồi thì click vào Save settings để hoàn tất quá trình

4. ZOOM X4

Mở trình duyệt IE lên gỏ vào địa chỉ IP http://10.0.0.2 , user và pass mặc định của loại router này là :

user : admin

pass : zoomadls

login vào router , Click vào nút Advanced Setup Click tiếp vào NAT trong hộp NAT Options, chọn NAT Rule Entry Click chuột vào nút Add trong hộp Rule Flavor chọn RDR Điền số thứ tự vào Rule ID , Trong ô IF Name chọn All Tại ô Protocol chọn Any

Gõ địa chỉ IP vào cả hai ô Local Address From và Local Address To ( đây là địa chỉ IP của máy tính bạn muốn làm websever )

Điền các số 0 0 0 0 vào cả hai ô Global Address From và Global Address To điền port mà bạn cần forwar vào ô Destination Port From Destination Port To và Local Port

sau đó thì livk vào Save changes đề kết thúc

để ghi lại thay đổi của router này bạn Click vào Advanced Setup click tiếp vào IP Filter

trong ô Security Level chọn NONE

Trong ô Private Default Action, Public Default Action và DMZ Default Action chọn Accept

sau đó click vào sumit để kết thúc

5. ZOOM X5

Mở trình duyệt IE lên gỏ vào trình duyệt http://10.0.0.3 nó sẻ yêu cầu nhập user và pass

user : admin

pass : zoomadsl

login vào router , click vào Advanced Setup click tiếp vào Virtual Server Trong ô ID gõ vào số hiệu ID chưa sử dụng , trong ô Public Port gỏ vào port mà bạn cần FW ô private port cũng như vậy , nói chung là 2 ô này gỏ port cần FW giống nhau , ô Port Type chọn giao thức TCP ô Host IP Address gỏ vào địa chỉ ip máy của bạn

Clicl vào Add This Settings để hoàn tất và xem cấu hình bạn vua72 Fw , sau đó Click vào Write Settings to Flash and Reboot để lưu lại cáu hình bạn vừa làm và khởi động lại router

6. The ZyXel

Mở trình duyệt IE lên gỏ vào http://192.168.1.1 nó yêu cầu nhập user và pass

user : admin

pass : 1234

login vào router Click chuột vào NAT Click chuột vào tuỳ chọn Edit Detail kề bên cạnh SUA Only

Gõ vào hộp thoại Start Port No số hiệu port nhỏ nhất và hộp thoại End Port No số hiệu port lớn nhất mà bạn muốn chuyển tiếp đi , hộp thoại IP Address điền vào địa chỉ IP máy tính của bạn cần làm websever , Click vào Save để ghi lại cấu hình vừa thiết lập. Sau đó bạn sẽ quay trở lại menu NAT Settings. Quay về đầu và click chuột vào nút Apply để kết thúc

7. SpeedStream 5100

Mở trình duyệt IE gỏ vào http://192.168.254.254 nhập user và pass

user : username

pass : password

login vào router , khi login xong , tren menu chính click vào nút Login trong ô user name chọn Admin ô password , gỏ password , click vào nút ok để quay trở lại menu chính , Click vào nút setup sau đó click tiếp vào nút Portforwarding.

Kiểm tra xem tại hộp thoại Select service by name các dịch vụ mà bạn muốn chuyển tiếp đã được liệt kê hay chưa. Lựa chọn dịch vụ mà bạn muốn chuyển tiếp, sau đó click chuột vào nút Redirect selected protocol/service to ip address. Trong hộp thoại này gõ vào địa chỉ IP mà bạn muốn chuyển tiếp (forward) tới. Click vào nút Apply để ghi lại cấu hình.

Trong trường hợp bạn không tìm thấy dịch vụ mà mình muốn chuyển tiếp trong hộp thoại Select service by name thì lựa chọn giao thức, sử dụng thanh cuộn Select protocol. Sau đó gõ vào hộp thoại TCP/UDP port(s) vùng port mà bạn muốn chuyển tiếp. Số hiệu port nhỏ nhất điền vào ô bên trái, số hiệu port lớn nhất điền vào ô bên phải. Click chuột vào nút Redirect selected protocol/service to ip address. Gõ vào địa chỉ IP mà bạn muốn chuyển tiếp dịch vụ này tới. Đây sẽ là địa chỉ IP của máy tính có phần mềm yêu cầu portforwarding. Click vào nút Apply để ghi lại cấu hình.

Vậy là xong bước kiểm tra và config router , cũng coi như là xong 1 nữa rồi

Bài sau sẽ tìm hiểu về apache mysql và php

10 Games Engine tốt nhất

1. OGRE
http://www.ogre3d.org/
OGRE 1.2.0 SDK for Visual C++ .Net 2005 (8.0):
http://www.ogre3d.org/index.php?opti...d&filecatid=42

2. Crystal Space
http://www.crystalspace3d.org
Crystal Space Source and Documentation:
http://crystalspace3d.org/cvs-pseudo...2006-01-27.zip

3. Irrlicht
http://www.jmonkeyengine.com/
jME jar version 0.9:
https://jme.dev.java.net/files/docum.../21093/jme.zip

4. jME
http://www.jmonkeyengine.com
Nightly Builds:
http://www.jmonkeyengine.com/webstart/nightly/jME.zip

5. Panda3D
http://panda3d.org/
Panda3D Installers:
http://panda3d.org/download/panda3d-...da3d-1.2.3.exe

6. Reality Factory
http://www.realityfactory.ca/
Reality Factory 0.72A:
http://www.dhost.info/realityfactory...actory072A.exe
Reality Factory Update 0.72A to 0.75:
http://www.dhost.info/realityfactory...e072Ato075.zip

7. RealmForge GDK
http://www.visual3d.net/

8. The Nebula Device 2
http://www.nebuladevice.org/
Nebula 2 SDK, June 2005 build:
http://prdownloads.sourceforge.net/n...9.exe?download

9. OpenSceneGraph
http://www.openscenegraph.org/
osg1.0:
http://www.openscenegraph.org/downlo...2005-12-09.exe

10. Axiom
http://axiomengine.sourceforge.net